Quy Trình Chăm Sóc Sau Tiêm

Tiêm chủng là cách phòng bệnh tốt nhất cho trẻ. Tiêm chủng giúp cơ thể bé tạo kháng thể chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn hoặc vi rút. Nhưng điều khiến các bà mẹ băn khoăn và chần chừ khi đưa con đi tiêm chủng đó là tình trạng sốt, hay quấy khóc, sưng và đau tại vết tiêm…

thường gặp sau tiêm chủng. Tâm lý “xót con” này của mẹ hoàn toàn dễ hiểu vì con là nguồn yêu thương vô bờ của mẹ.

Tuy nhiên so với lơi ích của việc đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch và đầy đủ thì “những biểu hiện khó chịu” kia chỉ là một phần rất nhỏ mà nếu bố mẹ biết chăm sóc đúng cách sẽ giúp trẻ dễ dàng vượt qua.

Trước khi đi tiêm chủng bố mẹ cần theo dõi thể trạng của bé:
– Bé có sốt không?
– Bé có đang mắc các bệnh cấp tính, mạn tính không?
– Phản ứng với các lần tiêm trước như thế nào? (mẹ có thể ghi lại sau mỗi lần tiêm để tránh nhầm lẫn)
Bố mẹ hãy giữ gìn thật cẩn thận phiếu tiêm chủng/ sổ tiêm chủng cho con để bác sĩ tiện theo dõi quá trình tiêm.

Sau khi tiêm bố mẹ phải tuân thủ thời gian theo dõi 30 phút tại cơ sở tiêm chủng và chắc chắn rằng con đã được theo dõi, kiểm tra nhiệt độ trước khi về.  
Bố mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần tiếp tục theo dõi tình trạng của bé trong 24 giờ sau khi tiêm. Thông thường trẻ có thể gặp những phản ứng phụ của vắc xin như:
– Sốt nhẹ (38-38.50C).
– Quấy khóc và ăn kém hơn bình thường.
– Vết tiêm sưng nhẹ.
– Phát ban nhẹ sau khi tiêm phòng sởi hoặc sau khi tiêm lao có thể sưng tại vết tiêm tạo thành cục.
Những triệu chứng trên là bình thường và sẽ tự hết sau 1-2 ngày.
Khi gặp những biểu hiện trên bố mẹ hãy làm theo sự hướng dẫn của nhân viên y tế: chườm mát, hạ sốt cho trẻ bằng paracetamol (nếu nhiệt độ cơ thể của trẻ trên 380C), có chế độ dinh dưỡng phù hợp, khi bế trẻ tránh chạm vào vết tiêm. Đặc biệt không xoa, chườm, bôi, nặn chanh hay đắp khoai tây như kinh nghiệm dân gian lưu truyền vì có thể gây nhiễm trùng vết tiêm.

Nếu trẻ có những biểu hiện sau phải đưa con đến bệnh viện hoặc cơ quan y tế gần nhất để theo dõi:
– Sốt trên 390C.
– Co giật.
– Quấy khóc kéo dài trên 3 giờ, khóc thét không ngừng.
– Bỏ bú hoặc bú kém.
– Tím tái, khó thở.
– Phát ban, sưng quầng đỏ tại vết tiêm.
Những phản ứng nặng sau tiêm chủng thường hiếm gặp và sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời.
An toàn tiêm chủng không đơn thuần là chất lượng vắc xin, sự tuân thủ quy trình của nhân viên y tế mà còn bao gồm cả sự theo dõi, chăm sóc của gia đình sau khi tiêm chủng cho trẻ.

Vì sự an toàn của trẻ, bố mẹ hãy theo dõi trẻ 30 phút tại cơ sở y tế và 24 giờ tại nhà sau khi tiêm phòng.

HỆ THỐNG TIÊM CHỦNG TRÀNG AN
– Cơ sở 1: Tầng 1, Toà nhà Vinh Quang Group, Khu đô thị Tây Nam Linh Đàm, Hà Nội.
– Cơ sở 2: Số 57, Tô Hiệu, Hà Đông, Hà Nội.
– 𝐂𝐨̛ 𝐬𝐨̛̉ 𝟑: 𝐂𝐚̆𝐧 𝟎𝟐-𝟎𝟒 𝐇𝐇𝟎𝟑𝐅, 𝐊Đ𝐓 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐇𝐚̀, 𝐓𝐡𝐚𝐧𝐡 𝐎𝐚𝐢, 𝐇𝐚̀ 𝐍𝐨̣̂𝐢.
☎️ 𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞:  0962.547.222
– Cơ sở 4: S207 Vinhomes Ocean Park, Đa Tốn, Gia Lâm, Hà Nội.
🚩 Website : https://tiemchung.vn/
– Hội chia sẻ- giải đáp thắc mắc về vacxin:https://www.facebook.com/groups/585492209284449/
⏰ 𝐓𝐡𝐨̛̀𝐢 𝐠𝐢𝐚𝐧 𝐥𝐚̀𝐦 𝐯𝐢𝐞̣̂𝐜: 𝐓𝐮̛̀ 𝐭𝐡𝐮̛́ 𝟐 đ𝐞̂́𝐧 𝐜𝐡𝐮̉ 𝐧𝐡𝐚̣̂𝐭 (𝐒𝐚́𝐧𝐠: 𝟕𝐡𝟑𝟎-𝟏𝟏𝐡𝟑𝟎 & 𝐂𝐡𝐢𝐞̂̀𝐮: 𝟏𝟑𝐡𝟑𝟎-𝟏𝟕𝐡𝟑𝟎)